【Dịch vụ】Bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC chuyên nghiệp theo thông tư 17/2021/TT-BCA
PCCC Thành Phố Mới (Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới) – Nhà thầu chuyên bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC tại Sông Thương.
+10 NĂM TRONG NGÀNH DỊCH VỤ PCCC – DỊCH VỤ BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP.
DỊCH VỤ BẢO TRÌ UY TÍN – KỸ THUẬT VIÊN CHUYÊN MÔN CAO – HỢP TÁC LÂU DÀI, BỀN VỮNG.
QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH PCCC – CÓ BIÊN BẢN NGHIỆM THU.
Quy định bảo trì hệ thống PCCC
* Trước đây, các nội dung liên quan đến quản lý, bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC được đề xuất tại thông tư 52/2014/TT-BCA, TCVN 3890:2009 và TCVN 5738:2020. Hiện tại, tất cả nội dung liên quan đến bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC được tổng hợp tại thông tư 17/2021/TT-BCA.
A. Quy định bảo trì hệ thống báo cháy
Thông tư 17/2021/TT-BCA » Chương III » PHỤ LỤC VII » I
I. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy
1. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, module các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2021 và TCVN 3890:2023.
B. Quy định bảo trì hệ thống chữa cháy
Thông tư 17/2021/TT-BCA » Chương III » PHỤ LỤC VII » II
II. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt
1. Các thiết bị sau đây khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan: thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt:
- Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.
- Ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại.
- Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
2. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 7161-1:2022, TCVN 7336:2021, TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).
C. Quy định bảo trì hệ thống đèn thoát nạn, đèn sự cố
Thông tư 17/2021/TT-BCA » Chương III » PHỤ LỤC VII » III
1. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Đèn chỉ dẫn thoát nạn (đèn exit), đèn chiếu sáng sự cố (đèn mắt ếch) sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố phải tuân theo quy định tại TCVN 3890:2023 và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vậy, tổng hợp lại quy định theo thông tư 17/2021/TT-BCA:
Hệ thống báo cháy phải được kiểm tra ít nhất 1 năm/lần & bảo dưỡng định kỳ toàn hệ thống ít nhất 2 năm/lần.
Hệ thống chữa cháy phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ 1 năm/lần
Đèn exit, đèn mắt ếch cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ 1 năm/lần.
Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) được thực hiện bởi PCCC Thành Phố Mới sẽ có quy trình theo các bước như sau:
1. Kiểm tra tổng thể công trình PCCC
A. Kiểm tra bình chữa cháy
Bình chữa cháy là thiết bị PCCC chuyên dụng, hay cần sử dụng nên cần phải kiểm tra đầu tiên, nhằm đề xuất với chủ công trình về các phương án khắc phục kịp thời.
- Kiểm tra đồng hồ, áp suất bình chữa cháy
- Kiểm tra xem đã được sử dụng hay còn chốt, thời hạn bảo hành
- Kiểm tra và niêm phong chì (xem có bị mất niêm phong chưa)
- Tiến hành đề xuất bơm nạp sạc lại bình chữa cháy nếu đã đến thời hạn hoặc đã qua sử dụng
- Kiểm tra các hướng dẫn vị trí để bình và cách sử dụng bình
- Đảm bảo đạt, tuân thủ quy tắc an toàn về vị trí bố trí bình chữa cháy
B. Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường
Tủ cuộn vòi chữa cháy
- Kiểm tra bố trí vật tư cuộn vòi
- Kiểm tra cuộn vòi, đầu phun chữa cháy
- Kiểm tra trực tiếp bằng mắt tất cả các cuộn vòi
- Thực hiện căng, trải, thử độ kín của vòi
- Kiểm tra thao tác đấu nối cuộn vòi vào van
- Đóng, mở tủ vài lần để kiểm tra tình trạng, tra dầu khi cần thiết
- Tháo xả vòi phun, phơi và cất vào tủ đúng vị trí
- Sửa chữa các lỗi hư hỏng, khắc phục nếu tìm thấy
Trụ nước trong ngoài trời
- Kiểm tra tất cả các trụ nước sẵn có
- Kiểm tra tính liên kết trụ nước trong và ngoài nhà
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống van và đường ống chữa cháy
- Xả thử nước không áp
- Loại bỏ nước còn lại trong ống, bơm lại nước mới
- Bảo trì lại tất cả các van nước nếu có sự cố dòng nước
- Sơn lại màu cho các đường ống (nếu bị rỉ sét)
Sau khi kiểm tra toàn bộ tổng hệ thống hệ thống, trang thiết bị PCCC bằng cách kiểm tra, quan sát bằng mắt, khắc phục nếu có lỗi.
Bước tiếp sẽ đến quy trình bảo trì hệ thống PCCC (bao gồm hệ thống báo cháy và chữa cháy).
2. Bảo trì hệ thống báo cháy
A. Kiểm tra tủ trung tâm
- Kiểm tra đèn báo pha, kiểm tra nguồn 3 pha
- Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch
- Kiểm tra giá trị điện áp nguồn vào tủ (đồng hồ volt, ampe)
- Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ auto)
- Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình,… (nếu cần)
- Khắc phục các thông số (nếu có sự cố sai lệch trong quá trình kiểm tra)
- Lau chùi tiếp điểm, vệ sinh và thổi bụi các điểm tiếp xúc bên trong và bên ngoài
- Test kiểm tra lại toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng
Kiểm tra các bộ phận khác
Hệ thống dây và cáp tín hiệu
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây cáp tín hiệu
- Xác định lại độ bền và an toàn của các mối nối cáp
- Bổ sung các mối nối cần thiết, khắc phục đường dây gọn gàng
- Thay thế các phần cáp tín hiệu nếu bị đứt, gãy, không đảm bảo tín hiệu,.
Kiểm tra đầu báo cháy
- Kiểm tra bộ phận nguồn của đầu
- Đo các thông số kỹ thuật báo cháy
- Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi bám xung quanh
- Vệ sinh toàn bộ các đầu báo, test khói và các hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu
- Khắc phục tổng thể các đầu báo, thay thế đầu mới (nếu bị hư hỏng)
Kiểm tra nút nhấn khẩn
- Kiểm tra bộ phận nguồn
- Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu
- Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc với nút nhấn
- Sửa chữa hoặc thay thế nút nhấn mới (nếu cần thiết)
Kiểm tra còi báo cháy
- Kiểm tra âm thanh của còi
- Kiểm tra bộ phận nguồn
- Kiểm tra dây tín hiệu đường còi
- Lau chùi, vệ sinh các tiếp điểm của còi báo cháy
- Khắc phục và thay thế (nếu còi bị hư hỏng)
Kiểm tra đèn chớp
- Kiểm tra bộ phận nguồn
- Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu
- Lau chùi bụi, vệ sinh các tiếp điểm