Hệ thống chống sét là hệ thống giúp đảm bảo an toàn, chống lại sự ảnh hưởng của sấm sét khi trời dông, đặc biệt là những mùa mưa, thường xuyên có mưa dông kèm theo sấm sét kéo dài.
Khi bị sét đánh, không chỉ gây thiệt hại riêng về tài sản mà thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, luồng điện từ tia sét là vô cùng lớn, khi sét đánh xuống, luồng điện sẽ được phóng ra có thông số lên tới hàng trăm ngàn kW.
Khi người bị sét đánh trúng trực tiếp hoặc đi qua đường gián tiếp thì đều có thể bị tử vong, các thiết bị điện tử gia dụng trong nhà cũng không thể tránh khỏi, ngoài ra sét đánh còn có thể gây ra cháy nhà, làm hư, làm đổ cây cối xung quanh, thiệt hại và gây nguy hiểm cho người đi lại, giao thông trên đường.
Từ đó hệ thống đã được quy định bắt buộc phải lắp đặt dành cho hạng mục công trình! Ngoài ra còn phải kiểm định hàng năm để đảm bảo an toàn.
Vậy có bắt buộc phải kiểm định hệ thống chống sét hay không? Nằm ở quy định nào?,. PCCC Thành Phố Mới sẽ trả lời toàn bộ các thắc mắc đó trong bài viết này!
Quy định bắt buộc kiểm định hệ thống chống sét
Tại bài viết về quy định lắp đặt hệ thống chống sét , chúng tôi đã tổng hợp thông tin về quy định lắp đặt cũng như những hạng mục công trình phải lắp đặt chống sét.
Ngoài thi công lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định để đảm bảo an toàn cho nhà và công trình thì Quý khách hàng cần quan tâm đến vấn đề đo đạc – kiểm định chống sét định kỳ hàng năm.
1. Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Kiểm định hệ thống chống sét là hình thức kiểm tra tiếp địa điện trở của hệ thống chống để đánh giá khả năng bảo vệ an toàn chống sét
Kiểm định chống sét là công đoạn cuối cùng sau khi lắp đặt hệ thống chống sét lần đầu và công việc cần làm chu kỳ hàng năm.
Hằng nằm có rất nhiều vụ sét đánh liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, do đó việc kiểm định chống sét là hoàn toàn cần thiết cũng như quy định bắt buộc theo thông tin từ Bộ KH&CN/Bộ C.A.
Giải thích về quy định kiểm định hệ thống chống sét (hoặc quy định đo đạc chống sét) sau khi lắp đặt chống sét và kiểm định hàng năm như sau:
- Sau khi lắp đặt chống sét xong thì cần phải đo đạc kiểm định, kiểm tra tính an toàn và chất lượng của hệ thống (mới có thể đi vào hoạt động, thẩm duyệt)
- Còn về kiểm định chống sét theo chu kỳ hàng năm thì đây là quy định bắt buộc của Bộ Công an dành cho hạng mục nhà và công trình theo quy định tại TCVN 9385:2012
Lắp đặt hệ thống chống sét là quy định áp dụng bắt buộc dành cho đối tượng công trình được quy định tại nghị định 136/2020/NĐ-CP. (Bắt buộc lắp đặt ⇔ Bắt buộc kiểm định).
Kiểm định hàng năm là cực kỳ quan trọng, việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho công ty, nhà xưởng, doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn PCCC.
Tóm gọn nội dung:
Tiến hành đo đạc kiểm định hệ thống chống sét SAU THI CÔNG LẦN ĐẦU và KIỂM TRA KIỂM ĐỊNH ĐO ĐIỆN TRỞ HÀNG NĂM là hoàn toàn bắt buộc.
Nếu đơn vị nào có sử dụng hệ thống chống sét nhưng không tiến hành kiểm định thì sẽ bị cơ quan Công an và Cảnh sát PCCC xử phạt theo quy định.
2. Quy định kiểm lắp đặt và kiểm định chống sét
Về quy định kiểm định hệ thống chống sét (đo đạc chống sét), chi tiết tại TCVN 9385:2012 (chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống) như sau:
TCVN 9385:2012 » 27. Kiểm tra
- Toàn bộ hệ thống chống sét cần người có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường trong suốt quá trình lắp đặt, sau khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này.
- Việc kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng (thường là vào đầu mùa mưa).
- Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.
Giải thích: Phải kiểm định hệ thống chống sét sau khi lắp đặt lần đầu và đo đạc – bảo trì – kiểm định trong vòng 12 tháng tiếp theo.
TCVN 9385:2012 » 28. Đo đạc
Khi hoàn thành quá trình lắp đặt hoặc bất cứ chỉnh sửa nào, nên thực hiện các phép đo cách ly và kết hợp và/hoặc các kiểm tra sau đây. Các kết quả được ghi trong sổ theo dõi hệ thống chống sét.
- Điện trở nối đất của mỗi điện cực đất cục bộ với đất và bổ sung điện trở nối đất của hệ thống nối đất hoàn chỉnh.
- Mỗi điện cực đất cục bộ nên được đo tách biệt với điểm kiểm tra giữa dây xuống và điện cực đất trong vị trí tách rời (phép đo cách ly).
- Tiến hành đo tại điểm đo ở vị trí nối (phép đo kết hợp). Nếu có bất kỳ sự khác biệt đáng kể trong các phép đo liên quan tới các vị trí khác, nêu điều tra nguyên nhân của sự khác nhau này.
- Các kết quả của việc kiểm tra tất cả các dây dẫn, lắp ghép và mối nối hoặc tính liên tục về điện đo được.
Việc đo đạc chi tiết có thể tham khảo tiêu chuẩn BS 7430 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
Nếu điện trở nối đất của một hệ thống chống sét vượt quá 10 W thì nên giảm giá trị này, ngoại trừ các kết cấu trên đá như miêu tả trong 13.5. Nếu điện trở nhỏ hơn 10 W nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, nên điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
Việc đo kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.
CHÚ THÍCH 1: Việc chọn một chu kỳ ngắn hơn 12 tháng một chút có thể thuận lợi để thay đổi mùa mà phép thử được thực hiện.
CHÚ THÍCH 2: Trước khi ngắt việc nối đất bảo vệ sét đánh, nên đo kiểm tra để đảm bảo rằng kết nối đã bị ngắt, sử dụng một thiết bị kiểm tra điện áp nhạy.
Giải thích: Điện trở đo đạc chống sét nếu vượt quá 10Ω (Ohm) thì phải giảm giá trị này, nếu điện trở nhỏ hơn 10Ω nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, cần phải kiểm tra nguyên nhân và thực hiện khắc phục
3. Mức phạt nếu không kiểm định chống sét
Nếu vi phạm về an toàn chống sét thì sẽ xử lý theo quy định tại điều 3 thuộc nghị định 144/2021/NĐ-CP .
(Nghị định 144/2021: về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.)
(Trước đây là điều 35 nghị định số 167/2013, đã bị thay thế bằng nghị định 144/2021.)
Nghị định 144/2021/NĐ-CP » Chương II » Mục 3 » Điều 37
- 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
- 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
- 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.