Hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét là một mục trong nhiều mục khác thuộc Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
Vậy thì, hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét chính xác là gì? Bao gồm những thành phần giấy tờ nào? Không có hồ sơ này bị phạt bao nhiêu tiền?. PCCC Thành Phố Mới giải thích chi tiết theo bài viết dưới đây.
Chi tiết hồ sơ theo dõi về hệ thống chống sét
Hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét là tập hợp những tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định.
1. Hồ sơ theo dõi chống sét bao gồm những gì?
Cơ sở pháp lý: Thông tư 149/2020/TT-BCA » Chương II » Điều 4
“Mục i) này cùng nhiều mục khác là thành phần thuộc Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, xem thêm các mục khác chi tiết tại đây“.
Thành phần giấy tờ này như sau:
- Biên bản ghi nhận kết quả đo điện trở (1 năm/lần)
- Tài liệu/văn bản kiểm định hệ thống (hệ thống, thiết bị, đường ống,.)
- Biên bản ghi nhận số lần bị sét đánh trong 12 tháng (không bắt buộc)
2. Thiếu hồ sơ theo dõi chống sét bị phạt bao nhiêu tiền?
Cơ sở pháp lý: Nghị định 144/2021/NĐ-CP » Chương II » Mục 3 » Điều 37
Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
Lưu ý thêm:
Không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét đồng nghĩa với việc có thể đã vi phạm các mục khác thuộc điều 37, bao gồm:
- KHÔNG kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét
- KHÔNG lắp đặt hệ thống chống sét
- Hệ thống chống sét KHÔNG đảm bảo an toàn,.
Chính vì vậy, hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét góp phần củng cố vững chắc hồ sơ khi có các đợt thanh tra/kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy.
3. Cách lập hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét
Doanh nghiệp không thể tự hoàn thiện 100% hồ sơ theo dõi hoạt động của hệ thống chống sét.
Hiện tại PCCC Thành Phố Mới đang cung cấp MIỄN PHÍ TÀI LIỆU ĐỘC QUYỀN về biên bản đo chống sét + Văn bản nghiệm thu hệ thống kèm theo.
Biên bản ghi nhận kết quả đo điện trở có thể sẽ làm được tuy nhiên là chưa đủ! Biên bản kiểm định hệ thống thì cần cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
=> Đơn vị có thể đo ra kết quả điện trở cũng như thành lập được biên bản kiểm định hệ thống chống sét sẽ giúp Quý doanh nghiệp giải quyết và hoàn thiện hồ sơ.
Dịch vụ đo đạc chống sét chuyên nghiệp
PCCC Thành Phố Mới – Đơn vị chuyên về dịch vụ thi công chống sét hàng đầu tại Miền Nam.
Tổng kho thiết bị chống sét – kim thu sét chính hãng Sông Thương – NPP kim thu sét Liva giá tốt nhất.
PCCC Thành Phố Mới hỗ trợ thành lập “Hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét“. Đảm bảo theo tiêu chí 3Đ: ĐÚNG – ĐỦ – ĐẦY.
Hoàn thiện hồ sơ chống sét đầy đủ, bao gồm: BIÊN BẢN ĐO ĐIỆN TRỞ CHỐNG SÉT + BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH CHỐNG SÉT với mức chi phí tốt nhất!
Tư vấn về làm hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
1. Hỏi về làm hồ sơ nghiệm thu PCCC
Xin chào Quý Công ty PCCC Thành Phố Mới
Hiện nay tôi đang có một nhà xưởng rộng 3000m2 tại Tân Vĩnh Hiệp, tx. Tân Uyên, Sông Thương. Trước khi xây dựng đã được cấp phép, thẩm duyệt đối với hồ sơ và thiết kế thi công của công trình.
Nay nhà xưởng đã hoàn thiện xong, tôi muốn tiến hành nghiệm thu để nhà xưởng để có thể sẵn sàng đi vào hoạt động. Quý công ty cho tôi hỏi là hồ sơ nghiệm thu PCCC là bao gồm những giấy tờ gì?
2. Trả lời về hồ sơ nghiệm thu PCCC
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Công ty PCCC Thành Phố Mới qua phần email tư vấn – hỏi đáp PCCC. Nội dung này được đăng tải tại chuyên mục: HỎI ĐÁP PCCC.
Về câu hỏi của anh “làm hồ sơ nghiệm thu PCCC (phòng cháy chữa cháy)” thì chúng tôi xin trả lời như sau:
Trước khi có thể đưa nhà xưởng vào tình trạng “ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG” thì hệ thống phòng cháy chữa cháy phải được tổ chức nghiệm thu bởi Cơ quan chức năng.
Theo: Nghị định 136/2020/NĐ-CP » Chương II » Điều 15 » Mục 2
HỒ SƠ NGHIỆM THU PCCC BAO GỒM:
a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
NỘI DUNG LIÊN QUAN!
3. Danh mục hồ sơ nghiệm thu PCCC
Để đảm bảo hỗ trợ Quý khách hàng và bạn đọc được tốt nhất trong quá trình nghiệm thu giữa 3 bên: Chủ đầu tư – Cơ quan chức năng – Nhà thầu thi công.
PCCC Thành Phố Mới xin chia sẻ danh sách về toàn bộ hồ sơ cần chuẩn bị liên quan đến quá trình nghiệm thu phòng cháy chữa cháy mà chúng tôi đang áp dụng.
DANH MỤC HỒ SƠ NGHIỆM THU HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
N.O | TÊN HỒ SƠ | GHI CHÚ |
I | HỒ SƠ PHÁP LÝ | |
1 | Công văn đề nghị nghiệm thu | CĐT |
2 | Giấy ủy quyền (Chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị thi công PCCC đi nộp hồ sơ nghiệm thu, nếu là nhân viên của chủ đầu tư thì phải có hợp đồng lao động ký với chủ đầu tư)+ Nếu là giấy ủy quyền thì chủ đầu tư ký với đơn vị mà chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị đó | CĐT |
3 | Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Photo công chứng) | CĐT |
4 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ PCCC (Đơn vị thi công PCCC, đơn vị mua bán phương tiện PCCC) | Nhà thầu thi công PCCC |
5 | Bản vẽ thiết kế đã được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Photo đóng dấu treo của CĐT vào từng trang) | CĐT |
II | BÁO CÁO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ | |
1 | Báo cáo của Chủ đầu tư về chất lượng công trình xây dựng | CĐT |
III | VĂN BẢN KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ | |
1 | Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị:+ Phương tiện thiết bị PCCC
+ Vật liệu chống cháy được lắp đặt tại công trình theo hồ sơ thẩm duyệt (Vách kính chống cháy, thạch cao chống cháy, sơn chống cháy, cửa chống cháy,…) + Biên bản đo lưu lượng gió của quạt hút khói tại tầng 4 |
Nhà thầu thi công hạng mục nào sẽ phải cấp giấy chứng nhận kiểm định của hạng mục đó |
IV | HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG | |
1 | Các biên bản nghiệm thu PCCC các giai đoạn thi công+ Đối với các biên bản nghiệm thu đầu vào, lắp đặt, thử áp, chạy tử đơn động, liên động không tải (TVGS, Tổng thầu thi công, thi công PCCC tham gia ký)
+ Đối với biên bản nghiệm thu chạy thử liên động có tải, hoàn thành hạng mục công trình (CĐT, TVTK, TVGS, Tổng thầu thi công, thi công PCCC tham gia ký) |
Nhà thầu thi công PCCC |
V | BẢN VẼ HOÀN CÔNG HỆ THỐNG PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC LIÊN QUAN | |
1 | Bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC | Nhà thầu thi công PCCC |
2 | Bản vẽ hoàn công hạng mục Kiến trúc, kết cấu, điện, nước, chống sét | Tổng thầu thi công |
VI | TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG | |
1 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy | Nhà thầu thi công PCCC |
2 | Biên bản chuyển giao công nghệ hệ thống PCCC (CĐT, TVGS, Tổng thầu thi công, thi công PCCC tham gia ký) | Nhà thầu thi công PCCC |
VII | VĂN BẢN NGHIỆM THU CÁC HẠNG MỤC LIÊN QUAN | |
1 | Biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục: Xây dựng, thang máy, bể nước, … (CĐT, TVTK, TVGS, Tổng thầu thi công tham gia ký)+ Đối với hệ thống chống sét có kết quả đo điện trở có dấu của cơ quan có chức năng | Tổng thầu thi công |
LƯU Ý:
Các văn bản trên có liên quan phải thực hiện CÔNG CHỨNG SAO Y BẢN CHÍNH hoặc CÔNG CHỨNG SỐ ĐIỆN TỬ.
Ngoài ra, còn phải đáp ứng về Hồ sơ năng lực của Tổ chức giám sát, thi công (tùy vào từng địa phương).
+10 thuật ngữ thường dùng trong hệ thống chống sét
Trong lĩnh vực chống sét thì không có nhiều thuật ngữ về từ ngữ. Tuy nhiên có một số các từ ngữ chuyên ngành về chống sét bạn cần nên biết.
Các từ này được gọi chung là khái niệm hoặc thuật ngữ dùng trong hệ thống chống sét, cho dù là chống sét đánh thẳng hay chống sét lan truyền.
PCCC Thành Phố Mới xin giới thiệu +10 thuật ngữ và giải nghĩa chi tiết thường được dùng trong chống sét!
Danh sách thuật ngữ chống sét
STT | THUẬT NGỮ (a-z) | GIẢI NGHĨA |
1 | Bộ phận thu sét | Một bộ phận của hệ thống chống sét với mục đích thu hút sét đánh |
2 | Cực nối đất tham chiếu | Cực nối đất có thể tách hoàn toàn khỏi mạng nối đất để dùng vào mục đích đo đạc kiểm tra tiếp địa |
3 | Cực nối đất mạch vòng | Cực nối đất tạo ra một vòng khép kín xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, hoặc ở phía dưới hoặc ngay trong móng của công trình |
4 | Cực nối đất | Bộ phận hoặc nhóm các bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với mặt đất và có thể nhận – truyền dòng điện sét xuống đất. |
5 | Dây xuống | Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất (tiếp địa) |
6 | Điện cảm truyền dẫn | Một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong một mạch khác mà một phần của nó nằm trong vòng kín |
7 | Điện cảm tự cảm | Đặc trưng của dây dẫn/mạch tạo ra trường điện từ ngược khi có dòng điện thay đổi truyền qua chúng |
8 | Điện cảm tương hỗ | Một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong một dây dẫn độc lập |
9 | Điện trở nối đất | Luồng điện trở giữa điện cực nối đất và đất (tính bằng Ω) |
10 | Hệ thống chống sét | Là một hệ thống bao gồm nhiều thiết bị/phụ kiện hỗ trợ được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh |
11 | Kiểm định hệ thống chống sét | Là quá trình đo đạc – kiểm tra, đánh giá khả năng bảo vệ của hệ thống chống sét theo các tiêu chuẩn về an toàn hiện hành (>10 Ω) |
12 | Mạng nối đất | Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích tiêu tán dòng điện sét xuống đất (thoát sét) |
13 | Vùng bảo vệ | Khoảng bảo vệ – khả năng chống sét đánh thẳng bằng cách thu sét đánh vào nó (tính bằng bán kính = Rp) |
Hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống an ninh giám sát quan trọng đến mức nào đối với doanh nghiệp
Trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế hiện nay thì các loại ngành nghề: Sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ và bán lẻ đang chiếm tỉ trọng cao nhất.
Đặc điểm chung của các loại ngành này đều cần được đảm bảo an toàn phòng cháy cũng như giám sát an ninh. Vậy các loại hệ thống này có thực sự cần thiết hay không? PCCC Thành Phố Mới sẽ có bài phân tích chi tiết ngay bên dưới.
1. Hệ thống và thiết bị cần thiết trong một công ty
Về tổng quan chung cho các loại ngành nghề. Danh sách có thể được liệt kê như sau:
HỆ THỐNG CHÍNH | HỆ THỐNG PHỤ |
|
|
Tùy vào từng loại hình ngành nghề khác nhau mà cần loại thiết bị khác nhau cho phù hợp với mục đích.
2. Phân loại thiết bị theo từng ngành nghề
Dưới đây là bảng phân loại thiết bị theo từng loại ngành, bao gồm: SẢN XUẤT – DỊCH VỤ – BÁN LẺ.
GIẢI THÍCH CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ:
Sản xuất: Sản xuất, gia công hàng hóa, có thể là sản xuất máy móc, ô tô, thiết bị điện tử, thực phẩm và đồ uống (F&B), quần áo, mỹ phẩm,.
Dịch vụ: Dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ hậu cần, dịch vụ vận tải và du lịch và vận tải, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.,
Bán lẻ: Cửa hàng, tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại,. liên quan đến bán hàng cho người dùng.
v: cần thiết
x: không cần thiết
HẠNG MỤC | TÊN THIẾT BỊ/HỆ THỐNG | SẢN XUẤT | DỊCH VỤ | BÁN LẺ |
Phòng cháy chữa cháy (PCCC) | – Hệ thống báo cháy, chống sét | v | v | v |
– Bình chữa cháy (bình CO2, bình bọt biển, bình bột) | v | v | v | |
– Hệ thống chữa cháy, sprinkler phun nước, bình chữa cháy tự động., | v | x | v | |
An ninh giám sát | – Hệ thống camera quan sát | v | v | v |
– Hệ thống báo động | v | v | v | |
– Cửa chống cháy và cửa an ninh | v | x | v | |
– Hệ thống kiểm soát ra vào (cổng từ, thẻ từ) | v | x | v | |
Đèn điện, chiếu sáng | – Máy phát điện dự phòng | v | v | v |
– Hệ thống lưu trữ điện UPS | v | x | v | |
– Hệ thống chiếu sáng thông minh | v | x | v | |
Mạng và server | – Máy chủ (Server) | v | v | v |
– Thiết bị mạng (Switch, Router, Firewall) | v | v | v | |
– Máy tính và các thiết bị ngoại vi | v | v | v | |
– Hệ thống lưu trữ (NAS, SAN) | v | x | x | |
Thiết bị điều hòa | – Hệ thống điều hòa không khí | v | v | v |
– Máy lọc không khí | x | x | v | |
– Hệ thống thông gió | v | x | x | |
An toàn lao động | – Hệ thống báo động khẩn cấp | v | x | x |
– Thiết bị bảo hộ lao động (mũ, găng tay, kính bảo hộ) | v | x | x | |
– Hộp cứu thương và thiết bị y tế khẩn cấp | v | x | x | |
Quản lý chất lượng | – Máy móc thiết bị sản xuất | v | x | x |
– Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm (máy đo, thiết bị kiểm tra) | v | x | x | |
Quản lý vật tư và tài sản | – Kệ lưu trữ và quản lý vật tư | v | x | v |
– Hệ thống quản lý kho (Barcode, RFID) | v | x | v |
Thiết bị yêu cầu bắt buộc và cần thiết
Danh sách trên có 7 hạng mục, tùy theo từng quy mô và loại hình kinh doanh thì Quý doanh nghiệp sẽ bố trí lựa chọn thiết bị và hệ thống cho phù hợp.
Tuy nhiên trong khuôn khổ, PCCC Thành Phố Mới sẽ chỉ đề cập riêng về “Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)” và “Hệ thống camera quan sát“
1. Hệ thống phòng cháy chữa cháy (bắt buộc)
Danh mục trong phòng cháy chữa cháy bao gồm:
Hệ thống báo cháy, chống sét
Bình chữa cháy (bình CO2, bình bọt biển, bình bột)
Hệ thống chữa cháy, sprinkler phun nước, bình chữa cháy tự động.,
Đây là 3 trong nhiều danh mục thiết bị phòng cháy chữa cháy, ngoài ra còn nhiều danh mục phụ trợ khác được ban hành theo các TCVN/QCVN về PCCC.
Tùy theo quy mô / loại hình / số lượng người mà yêu cầu trang bị, lắp đặt sẽ được quy định khác nhau. Về cơ bản thì tối thiểu sẽ bao gồm các thiết bị: Bình chữa cháy, đèn exit – đèn sự cố, bảng nội quy – tiêu lệnh,.
Xem toàn bộ các bài viết sau để tìm hiểu thêm về lắp đặt hệ thống, thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn PCCC đồng thời đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Hệ thống chống sét là hệ thống giúp đảm bảo an toàn, chống lại sự ảnh hưởng của sấm sét khi trời dông, đặc biệt là những mùa mưa, thường xuyên có mưa dông kèm theo sấm sét kéo dài.
Khi bị sét đánh, không chỉ gây thiệt hại riêng về tài sản mà thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, luồng điện từ tia sét là vô cùng lớn, khi sét đánh xuống, luồng điện sẽ được phóng ra có thông số lên tới hàng trăm ngàn kW.
Khi người bị sét đánh trúng trực tiếp hoặc đi qua đường gián tiếp thì đều có thể bị tử vong, các thiết bị điện tử gia dụng trong nhà cũng không thể tránh khỏi, ngoài ra sét đánh còn có thể gây ra cháy nhà, làm hư, làm đổ cây cối xung quanh, thiệt hại và gây nguy hiểm cho người đi lại, giao thông trên đường.
Từ đó hệ thống đã được quy định bắt buộc phải lắp đặt dành cho hạng mục công trình! Ngoài ra còn phải kiểm định hàng năm để đảm bảo an toàn.
Vậy có bắt buộc phải kiểm định hệ thống chống sét hay không? Nằm ở quy định nào?,. PCCC Thành Phố Mới sẽ trả lời toàn bộ các thắc mắc đó trong bài viết này!
Quy định bắt buộc kiểm định hệ thống chống sét
Tại bài viết về quy định lắp đặt hệ thống chống sét , chúng tôi đã tổng hợp thông tin về quy định lắp đặt cũng như những hạng mục công trình phải lắp đặt chống sét.
Ngoài thi công lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định để đảm bảo an toàn cho nhà và công trình thì Quý khách hàng cần quan tâm đến vấn đề đo đạc – kiểm định chống sét định kỳ hàng năm.
1. Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Kiểm định hệ thống chống sét là hình thức kiểm tra tiếp địa điện trở của hệ thống chống để đánh giá khả năng bảo vệ an toàn chống sét
Kiểm định chống sét là công đoạn cuối cùng sau khi lắp đặt hệ thống chống sét lần đầu và công việc cần làm chu kỳ hàng năm.
Hằng nằm có rất nhiều vụ sét đánh liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, do đó việc kiểm định chống sét là hoàn toàn cần thiết cũng như quy định bắt buộc theo thông tin từ Bộ KH&CN/Bộ C.A.
Giải thích về quy định kiểm định hệ thống chống sét (hoặc quy định đo đạc chống sét) sau khi lắp đặt chống sét và kiểm định hàng năm như sau:
- Sau khi lắp đặt chống sét xong thì cần phải đo đạc kiểm định, kiểm tra tính an toàn và chất lượng của hệ thống (mới có thể đi vào hoạt động, thẩm duyệt)
- Còn về kiểm định chống sét theo chu kỳ hàng năm thì đây là quy định bắt buộc của Bộ Công an dành cho hạng mục nhà và công trình theo quy định tại TCVN 9385:2012
Lắp đặt hệ thống chống sét là quy định áp dụng bắt buộc dành cho đối tượng công trình được quy định tại nghị định 136/2020/NĐ-CP. (Bắt buộc lắp đặt ⇔ Bắt buộc kiểm định).
Kiểm định hàng năm là cực kỳ quan trọng, việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho công ty, nhà xưởng, doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn PCCC.
Tóm gọn nội dung:
Tiến hành đo đạc kiểm định hệ thống chống sét SAU THI CÔNG LẦN ĐẦU và KIỂM TRA KIỂM ĐỊNH ĐO ĐIỆN TRỞ HÀNG NĂM là hoàn toàn bắt buộc.
Nếu đơn vị nào có sử dụng hệ thống chống sét nhưng không tiến hành kiểm định thì sẽ bị cơ quan Công an và Cảnh sát PCCC xử phạt theo quy định.
2. Quy định kiểm lắp đặt và kiểm định chống sét
Về quy định kiểm định hệ thống chống sét (đo đạc chống sét), chi tiết tại TCVN 9385:2012 (chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống) như sau:
TCVN 9385:2012 » 27. Kiểm tra
- Toàn bộ hệ thống chống sét cần người có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường trong suốt quá trình lắp đặt, sau khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này.
- Việc kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng (thường là vào đầu mùa mưa).
- Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.
Giải thích: Phải kiểm định hệ thống chống sét sau khi lắp đặt lần đầu và đo đạc – bảo trì – kiểm định trong vòng 12 tháng tiếp theo.
TCVN 9385:2012 » 28. Đo đạc
Khi hoàn thành quá trình lắp đặt hoặc bất cứ chỉnh sửa nào, nên thực hiện các phép đo cách ly và kết hợp và/hoặc các kiểm tra sau đây. Các kết quả được ghi trong sổ theo dõi hệ thống chống sét.
- Điện trở nối đất của mỗi điện cực đất cục bộ với đất và bổ sung điện trở nối đất của hệ thống nối đất hoàn chỉnh.
- Mỗi điện cực đất cục bộ nên được đo tách biệt với điểm kiểm tra giữa dây xuống và điện cực đất trong vị trí tách rời (phép đo cách ly).
- Tiến hành đo tại điểm đo ở vị trí nối (phép đo kết hợp). Nếu có bất kỳ sự khác biệt đáng kể trong các phép đo liên quan tới các vị trí khác, nêu điều tra nguyên nhân của sự khác nhau này.
- Các kết quả của việc kiểm tra tất cả các dây dẫn, lắp ghép và mối nối hoặc tính liên tục về điện đo được.
Việc đo đạc chi tiết có thể tham khảo tiêu chuẩn BS 7430 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
Nếu điện trở nối đất của một hệ thống chống sét vượt quá 10 W thì nên giảm giá trị này, ngoại trừ các kết cấu trên đá như miêu tả trong 13.5. Nếu điện trở nhỏ hơn 10 W nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, nên điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
Việc đo kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.
CHÚ THÍCH 1: Việc chọn một chu kỳ ngắn hơn 12 tháng một chút có thể thuận lợi để thay đổi mùa mà phép thử được thực hiện.
CHÚ THÍCH 2: Trước khi ngắt việc nối đất bảo vệ sét đánh, nên đo kiểm tra để đảm bảo rằng kết nối đã bị ngắt, sử dụng một thiết bị kiểm tra điện áp nhạy.
Giải thích: Điện trở đo đạc chống sét nếu vượt quá 10Ω (Ohm) thì phải giảm giá trị này, nếu điện trở nhỏ hơn 10Ω nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, cần phải kiểm tra nguyên nhân và thực hiện khắc phục
3. Mức phạt nếu không kiểm định chống sét
Nếu vi phạm về an toàn chống sét thì sẽ xử lý theo quy định tại điều 3 thuộc nghị định 144/2021/NĐ-CP .
(Nghị định 144/2021: về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.)
(Trước đây là điều 35 nghị định số 167/2013, đã bị thay thế bằng nghị định 144/2021.)
Nghị định 144/2021/NĐ-CP » Chương II » Mục 3 » Điều 37
- 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
- 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
- 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
- 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.